Review sách tuần 2: "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?"

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Tác giả: Rosie Nguyễn (Nguyễn Hoàng Nguyên)



Cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng nói:
"Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi  một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả bạn mọt tỉ đô xanh"
Vậy nếu được lựa chọn, bạn có bán đi một năm tuổi trẻ của mình không? Và nếu không, thì bạn sẽ làm gì để những năm tháng tuổi trôi qua thật đáng giá?
"Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" sẽ giải đáp cho ta câu trả lời đó, hay chính xác hơn là lời tự sự của tác giả thông qua những trải nhiệm của bản thân, những mẩu truyện, những chia sẻ bao người khác được tác giả kể lại, và từ đó chúng ta sẽ rút ra câu trả lời cho riêng mình.
Cuốn sách được chia làm ba phần chính: HỌC, LÀM, ĐI. Tác giả đã đưa ra nhiều điều mà tuổi trẻ chung ta bỏ lỡ, hay không tập trung. Đưa ra những câu hỏi để chúng ta phải tự ngẫm nghĩ và trả lời. Nói về con đường tự học, thay đổi bản thân. Có nhiều mẩu chuyện nhỏ trong đó, sẽ có lúc bắt gặp hình bóng mình trong đó. Cùng với đó là rất nhiều chia sẻ từ bản thân tác giả, các phương pháp tự học, những chuyến du lịch bụi. Sách khuyến khích chúng ta trải nhiệm nhiều hơn, vượt ra vòng tròn thoải mái nhiều hơn.
"Chỉ việc sống theo cách mình muốn thôi cũng đã là một nỗ lực phi thường rồi"

Về phần tôi, cuốn sách này là một món quà mà tôi được tặng. Sau khi đọc xong thấy mình bỏ lỡ quá nhiều. Quá nhiều việc chưa làm, muốn làm hay thèm được trải nhiệm như tác giả. Muốn tuổi đôi mươi của mình có một chuyến du lịch bụi, muốn có nhiều kiến thức hơn về con người, văn hóa. Nhưng tôi cũng nhận ra một điều là những điều tôi muốn đó, là do tôi chưa dám vượt ra vòng tròn thoải mái, chưa nỗ lực để thực hiện điều mình muốn hay trì hoãn quyết định của mình.
Tôi thấy cần phải thay đổi bản thân nhiều hơn nữa, không để tuổi trẻ qua đi vô ích, để rồi sau này, dù có thành đạt hay là kẻ bình thường đi chăng nữa thì cũng sẽ không phải hồi tiếc vì bỏ lỡ tuổi trẻ, vì không dám thử, không dám làm. Ôi cuộc đời ngắn ngủi, tuổi trẻ được được bấy nhiêu! Đi qua một nửa tuổi đôi mươi rồi đấy, mày không muốn một nửa còn lại trôi qua như thế nữa chứ?
"Hay luôn tin rằng bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng"

P/s: Tác giả rất thích đọc sách, trong cuốn sách này, tác giả luôn luôn nhắc và nhắc nhiều đến việc đọc sách. Đọc sách là một cách tự học, thay đổi bản thân rất tốt. Ở phần cuối tác giả đã đưa ra một list sách để cho chúng ta tham khảo đọc, tôi xin trích lại để mọi người tham khảo.

Notes:

- Sách sắp xếp theo trình tự ngẫu nhiên và mang tính chủ quan.
- Danh sách trộn lẫn cả sách hư cấu và phi hư cấu, vì quan điểm của mình là hễ đọc vài cuốn phi hư cấu thì đọc lại một quyển sách hư cấu cho nó cân bằng lại, để tâm hồn không bị quá khô khan lý trí.
- Mình bị bệnh ghét yêu đương nên không đưa vào các đầu sách ngôn tình, chỉ đơn thuần về tình cảm nam nữ.
- Có nhiều sách hay khác mình đã đọc, nhưng ở đây mình chỉ tập trung vào những sách hướng về giới trẻ và hữu dụng cho người trẻ trong quá trình đi lên.
- Sách mình đã đọc dù bao nhiêu thì vẫn là hữu hạn. Nếu bạn thấy sách nào cực kỳ phù hợp cho người trẻ mà còn thiếu thì nhờ bạn comment vào giúp mình.
1/ Tôi tự học – Nguyễn Duy Cần. Sách này để đầu tiên. Vì sách của tác giả Việt Nam, viết rất đơn giản dễ hiểu, và có nhiều lời khuyên bổ ích trong hành trình tự học. Bạn trẻ muốn phát triển bản thân mà không biết bắt đầu từ đâu thì nên đọc quyển này. Nếu sau khi đọc quyển này thấy hứng thú thì có thể đọc tiếp các tác phẩm khác của cùng tác giả như Óc sáng suốtThuật tư tưởng.
2/ Chiến binh cầu vồng – Andrea Hirata. Sách viết hay và thơ mộng, như một quyển tự truyện của tác giả. Đọc sách này để thấy cuộc sống rồi sẽ vùi dập quăng quật con người khi họ trưởng thành như thế nào, và tri thức là một cách để thoát khỏi kết cục buồn thảm. Gấp quyển sách lại, điều còn đọng lại hình ảnh cậu bé Lintang gầy gò đạp xe suốt quãng đường mấy chục cây số lúc trời mờ sáng, băng qua rừng rậm ma quỷ, qua những đầm lầy đầy cá sấu, vượt lên cái đói, cái nghèo để đi học.
3/ Rèn nghị lực để lập thân – Nguyễn Hiến Lê. Sách này cũng tương tự như quyển Tôi tự học, dễ đọc, tạo động lực để người trẻ phát triển bản thân. Tôi ít đọc sách của các tác giả người Việt, nhưng đọc xong các tác phẩm này rồi mới thấy khâm phục các học giả Việt Nam thời trước. Họ thông làu điển tích Nho giáo Đạo giáo phương Đông, mà văn hóa tinh hoa phương Tây cũng tường tận. Ngẫm lại mình bây giờ mới thấy phải cúi đầu hổ thẹn vì có bao nhiêu điều kiện để tự học mà vẫn còn quá yếu kém.
4/ Bắt trẻ đồng xanh – J. D. Salinger. Quyển truyện đã bán được hơn 60 triệu bản trên toàn thế giới này diễn tả những nỗi cô đơn chán chường mà chỉ một người trẻ tuổi mới hiểu.
5/ Khuyến học – Fukuzawa Yukichi. Sách nên có trong tủ sách của bất kỳ người tự học nào. Đọc để biết vì sao nước Nhật lại giàu mạnh như hiện nay. Đọc để biết học tập là trách nhiệm của mỗi người, đối với bản thân, cộng đồng, và đất nước. Đọc để biết được những sai lầm, ấu trĩ mình sẽ có thể vô tình mắc phải khi trưởng thành, làm việc và sinh sống.
6/ 40 Alternatives to college – James Altucher. Đưa ra rất nhiều ý tưởng hay ho để vào đời mà không phải đi học đại học, tác giả này là một người rất thú vị.
7/ Don’t go back to school – Kio Stark. Tương tự quyển trên, sách này sẽ cho ta biết được thực tế rằng giáo dục chính thống từ trường học không phải là con đường duy nhất để phát triển bản thân. Người nào muốn giỏi phải có năng lực tự học và sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tích lũy kiến thức.
8/ Cuộc đời của Pi – Yann Martel. Hành trình lênh đênh trên biển của một cậu bé theo ba tôn giáo khác nhau, với bạn đồng hành là một con hổ Bengal đã trưởng thành. Đây là quyển sách đã định hình quan điểm tôn giáo của tôi. Rất thích hợp cho những người trẻ tò mò về tôn giáo.
9/ Nếu tôi biết được lúc còn hai mươi – Tina Seelig. Có nhiều lời khuyên cho người trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm con đường cho mình để đi lên trong cuộc sống.
10/ Suối nguồn – Ayn Rand. Tiểu thuyết thuộc hàng kinh điển. Nói về những lựa chọn cuộc sống mà người trẻ thường băn khoăn, về lựa chọn đam mê hay tiền bạc, về định kiến xã hội và tiếng nói bên trong, về lý tưởng sống của con người, về nghệ thuật đúng nghĩa.
11/ Đối thoại với Thượng đế – Neale Donald Walsch. Sách này giúp rất nhiều người trong việc bồi đắp đời sống tinh thần, trong đó có tôi.
12/ Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami Haruki. Cá nhân tôi không đọc nhiều tiểu thuyết của Murakami. Nhưng tôi lại rất thích Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, sâu sắc, triết lý, đượm buồn, chứa nhiều bài học trong cuộc sống. Quyển này cần đọc để có động lực luyện tập sức khỏe thể chất. Phát triển cả thể chất lẫn tinh thần thì mới toàn diện.
13/ Sáu người đi khắp thế gian – James Albert Michener. Cực kỳ thấu hiểu người trẻ. Cực kỳ phù hợp cho những người thích phiêu lưu.
14/ Bảy thói quen của người thành đạt – Stephen R. Covey. Sách phát triển bản thân nổi tiếng, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống để hoạch định hướng đi của mỗi người.
15/ 10 days to faster reading – Abby Marks Beale. Quá nhiều sách hay, quá ít thời gian, dường như người đọc sách nào cũng có lúc cảm thấy như vậy. Đọc quyển này thì tốc độ đọc nhanh hơn một tí, tiết kiệm thời gian và thu nhặt được nhiều hơn.
16/ Đường xưa mây trắng – Thích Nhất Hạnh. Sách viết về giáo lý của Đức Phật một cách trong sáng, giản dị, dễ hiểu, tự nhiên. Rất thích hợp để đọc lúc thất tình, lúc bế tắc, nghĩ về cái chết, sẽ thấy được an ủi nhiều sau những đau khổ.
17/ Bàn về tự do – John Stuart Mill. Cực kỳ khó đọc. Nhưng người trẻ nào mà thẩm thấu được quyển này thì dự đoán là sẽ tiến triển rất nhiều trên con đường cuộc sống vì những tư tưởng đột phá trong sách này.
18/ Nhà giả kim – Paulo Coelho. Một số bạn bè tôi không thích quyển này, có lẽ vì nó mơ mộng quá, không phù hợp với những người đầu óc lý trí. Nhưng đây là quyển sách luôn nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại. Nó cổ vũ con người theo đuổi ước mơ, mà mơ mộng là một đặc quyền của người trẻ.
19/ Để làm nên sự nghiệp – Herbert Newton Casson.  Những lời khuyên bổ ích về con người, sức khỏe, cá tính, tri thức, tư tưởng, tiền bạc, phương pháp làm việc… Phù hợp với những người trẻ đang bắt đầu bước vào cuộc sống.
20/ Living Loving and Learning – Leo Buscaglia. Tập hợp những bài giảng về cuộc sống, con người và tình yêu của người được mệnh danh là “Tiến sĩ Tình yêu”. Ông từng mở ra khóa học “Vỡ lòng tình yêu” tại các trường đại học Mỹ, và rất nổi tiếng với những quyển sách viết về đề tài này.
21/ Từng qua tuổi 20 – Iain Hollingshead. Truyện hài hước tiếu lâm. Và tuổi trẻ thì cũng không cần phải quá nghiêm túc. Tôi đồng ý với hầu hết các hành động của nhân vật chính, từ chửi sếp rồi nghỉ việc, đi bụi ở Nam Mỹ, viết một cái email thẳng ruột ngựa trả lời một bà già lẩm cẩm chuyên than phiền, dạy học cho tụi trẻ con… Chỉ trừ phần trùm mền để “xả hơi” và tự hít ngửi cái mùi của chính mình. Một quyển tiểu thuyết cực kỳ chân thật về khủng hoảng tuổi hai mươi.
22/ Những ngày thứ ba với thầy Morrie – Mitch Albom. Sách hay lứa tuổi nào cũng nên đọc chứ không riêng gì tuổi hai mươi. Những lời khuyên của người thầy thời đại học cho đứa học trò cũ, những chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề mà ai cũng quan tâm: tình yêu, công việc, gia đình, tuổi tác, cái chết…
23/ Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống – Trần Đình Hoành. Những chia sẻ gần gũi giản dị mà thiết thực bổ ích. Được viết bởi một người tài giỏi mà khiêm tốn, giọng văn nhẹ nhàng dễ thương. Kinh nghiệm của một người đi trước với nhiều bài học hữu ích cho người trẻ Việt.
24/ Tuổi 20: Những năm tháng quyết định cuộc đời bạn – Meg Jay. Một trong những quyển sách phi hư cấu bổ ích nhất dành cho thanh niên. Được viết bởi một tiến sĩ tâm lý học người Mỹ, với nhiều bài học cho con đường xây dựng cuộc sống của người trẻ.
25/ Thế giới của Sophie – Jostein Gaarder. Một quyển tiểu thuyết về lịch sử triết học thế giới. Cực kỳ dễ hiểu, cực kỳ hấp dẫn. Dành cho người trẻ muốn tìm hiểu về triết học



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Review sách tuần 12: "Bay cùng những ước mơ"

Review sách: "Tiểu sử Steve Jobs"

Review sách: "Buổi Chiều Windows"